Digital Marketing là gì? Đây là câu hỏi đã tồn tại từ rất lâu trong thời đại kỹ thuật số và vẫn tiếp tục thu hút sự tò mò của rất nhiều người. Từ khóa “Digital Marketing” đã mở ra một cánh cửa vô cùng rộng mở, nơi mà tiếp thị số là chìa khóa quan trọng để tiếp cận và thu hút khách hàng.
Trong nội dung bài viết sau, Sáng Tạo Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Digital Marketing là gì, những kiến thức và công việc liên quan đến ngành này.
1. Tìm hiểu khái niệm Digital Marketing là gì?
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã kéo theo Digital Marketing trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đối với phần lớn các doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy, khi tìm hiểu đến những định nghĩa, khái niệm Digital Marketing là ngành gì thì vẫn còn rất nhiều những quan điểm và ý kiến khác nhau, điều này khiến cho nhiều người cảm thấy khó tiếp cận chính xác.

Vậy ngành Digital Marketing là gì, có thể hiểu đây là những hoạt động marketing và trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu – sản phẩm thông qua các nền tảng Internet và kỹ thuật số, cụ thể có 4 dạng Media chính đó là:
+ Owned Media
Đây là những các kênh truyền thông mà các doanh nghiệp sở hữu và điều khiển hoàn toàn. Điển hình như blog, trang web, trang mạng xã hội doanh nghiệp, email marketing… Loại truyền thông này cho phép doanh nghiệp tự mình quyết định và thu thập dữ liệu khách hàng, tùy chỉnh nội dung cũng như xây dựng quan hệ trực tiếp với khách hàng của mình.

+ Paid Media
Paid media được hiểu là một hình thức quảng cáo mà ở đó các doanh nghiệp sẽ trả tiền để sử dụng những kênh truyền thông của một bên thứ ba như Google Ads, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo truyền hình, bảng quảng cáo, tạp chí và nhiều hình thức khác. Doanh nghiệp cần chi trả một khoản tiền nhất định để quảng bá thông tin về sản phẩm – doanh nghiệp và thu hút khách hàng tiềm năng đến với mình.

+ Earned Media
Earned media là những hình thức truyền thông mà các doanh nghiệp không trực tiếp kiểm soát, mà xuất hiện dưới dạng những hoạt động PR, chia sẻ trên mạng xã hội, đánh giá hoặc phản hồi tích cực từ khách hàng, phóng sự, bài viết, hoặc tin tức về doanh nghiệp từ một số bên thứ ba khác. Loại truyền thông này thường xuất hiện một cách tự nhiên và mang đặc tính phản ứng từ công chúng.

+ Social Media
Social media là các nền tảng mạng xã hội và những kênh truyền thông xã hội trực tuyến như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, LinkedIn… Nơi mà người dùng có thể tạo và chia sẻ nội dung, tương tác với nhau và với doanh nghiệp, điều này tạo quan hệ và tiếp cận rộng rãi đến đám đông. Đây là một phần cần thiết và quan trọng trong chiến lược marketing số và cho phép các doanh nghiệp tương tác và tạo sự kết nối chặt chẽ với khách hàng.

2. Ngành Digital Marketing bao gồm những gì?
Digital Marketing bao gồm rất nhiều yếu tố và phương pháp tiếp thị sử dụng các nền tảng trực tuyến và công nghệ số để tiếp cận, tương tác và thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, cụ thể ta có thể thấy là:
Website: Trang web là nền tảng cơ bản nhất trong Digital Marketing, nơi mà các doanh nghiệp giới thiệu dịch vụ, sản phẩm và nội dung liên quan. Trang web cần được xây dựng bài bản, hấp dẫn, dễ sử dụng và tối ưu hóa để thu hút lưu lượng truy cập nhiều nhất.
Content Marketing (Nội dung): Nội dung chất lượng chính là trọng tâm của lĩnh vực Digital Marketing. Nó sẽ bao gồm viết bài blog, hình ảnh, video, ebook, infographics và nhiều hình thức thú vị khác để cung cấp giá trị và thông tin hữu ích đến với các khách hàng.
Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising): Sử dụng những nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads, Google Ads, Instagram Ads, YouTube Ads… để hiển thị quảng cáo cho những khách hàng tiềm năng dựa theo một số tiêu chí cơ bản như đối tượng, từ khóa, vị trí, sở thích…

SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm): Tối ưu hóa website để có được thứ hạng xuất hiện cao trong kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google, Yahoo, Bing. Điều này giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên và tăng thêm cơ hội thu hút các khách hàng.
Social Media Marketing (Tiếp thị mạng xã hội): Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Twitter, LinkedIn… để tương tác với khách hàng, xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ và quảng bá rộng rãi thương hiệu.
Email Marketing: Sử dụng email để gửi chương trình khuyến mãi, thông tin, tin tức và nội dung hữu ích đến danh sách những khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Direct Content Marketing (Marketing nội dung trực tiếp): Truyền thông trực tiếp đến các khách hàng qua email, cuộc gọi điện thoại, tin nhắn để cung cấp những thông tin và giải đáp chi tiết các thắc mắc.
Influencer Marketing (Marketing ảnh hưởng): Hợp tác với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá dịch vụ hay sản phẩm.
Affiliate Marketing (Dự án liên kết): Tạo liên kết chặt chẽ với các đối tác để quảng bá sản phẩm và cùng chia sẻ lợi nhuận.
Analytics and Tracking (Phân tích và theo dõi): Sử dụng những công cụ phân tích và theo dõi để đánh giá về hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh chiến lược Digital Marketing thích hợp.
3. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương trong ngành Digital Marketing
3.1 Digital Marketing là làm gì?
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, ngành Digital Marketing đang có những chuyển biến vượt bậc với đa dạng các nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Cũng vì thế mà lĩnh vực này lại được săn đón hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên theo học chuyên ngành Digital Marketing sau khi tốt nghiệp rất phong phú và có nhiều sự lựa chọn.

Vậy thực chất công việc Digital Marketing là gì? Sinh viên sau khi có được đầy đủ các kiến thức Digital Marketing thì có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau. Các vị trí có thể kể đến như tiếp thị, quản lý hoặc quan hệ công chúng, copywriter, marketing online, quản lý thương hiệu, trợ lý truyền thông, quan hệ khách hàng, phân tích kinh doanh, kế toán, luật thương mại, khởi nghiệp, quản lý sự kiện, tài chính, nhân sự và kinh doanh quốc tế…
3.2 Mức lương là bao nhiêu?
Theo khảo sát trên thị trường thì mức lương khởi điểm của một nhân viên Marketing mới ra trường còn tùy thuộc vào số giờ làm, khối lượng công việc và năng lực của họ. Thông thường nếu làm Part time thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 1,5 triệu – 2 triệu/ tháng. Với công việc full time và trong thời gian thử việc thì lương cứng sẽ ở mức 6 triệu – 7 triệu/ tháng. Sau thời gian thử việc lương khởi điểm của nhân viên ngành marketing sẽ đạt ở con số 7 – 12 triệu/ tháng.

Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào lĩnh vực trong ngành Marketing mà mức lương bạn nhận được sẽ có sự khác nhau. Tùy theo cơ chế của mỗi công ty, nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm, cống hiến thì mức lương cũng sẽ tăng dần. Lương của một nhân viên Marketing khoảng 6 – 8 triệu + lương thưởng. Với vị trí quản lý, trưởng phòng hoặc giám đốc Marketing thì mức lương từ 20 – 30 triệu đồng/ tháng. Mức lương cao nhất có thể lên đến con số hàng trăm triệu đồng.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi muốn giới thiệu về ngành Digital Marketing để bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho việc học cũng như công việc của các bạn. Theo dõi thêm thông tin được cập nhật trên website Sáng Tạo Media để có được nhiều kiến thức hữu ích nhé.