JavaScript là gì? Giới thiệu thông tin chung về JS cho người mới

JavaScript là gì? Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong nhiều năm trở lại đây. Thế nhưng còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về ngôn ngữ JS là gì? Cùng theo dõi những thông tin được Sáng Tạo Media nhắc đến dưới đây để hiểu rõ về nội dung này nhé.

1. Giới thiệu về Javascript là gì?

JavaScript được viết tắt là JS, được hiểu là một ngôn ngữ lập trình, nó chạy dưới dạng ngôn ngữ kịch bản ở bên máy khách trong môi trường hosting. Môi trường hosting thường gặp nhất hiện nay chính là trình duyệt web, sử dụng ngôn ngữ này để tạo ra tính tương tác cho trang website.

JavaScript được Brendan Eich – người cũng là co-founder của Mozilla & Firefox phát triển vào khoảng năm 1990. Từ thời điểm đó, ngôn ngữ này đã trở thành một trong những công nghệ quan trọng duy trì World Wide Web.

Sau khi đã hiểu về ngôn ngữ JavaScript là gì thì bạn có biết các đặc điểm của ngôn ngữ này hay chưa? Tổng quan về Javascript về các đặc điểm chính là:

+ Là loại ngôn ngữ kịch bản (scripting language) hướng đối tượng.

+ Là loại ngôn ngữ nhập động (dynamic typing) dựa theo prototype.

+ Là loại ngôn ngữ lightweight (học dễ dàng và viết code nhanh chóng)

+ Là loại ngôn ngữ đơn luồng (single threaded) và đa mô hình (multi-paradigm).

Bạn đã biết Javascript là gì chưa
Bạn đã biết Javascript là gì hay chưa

2. Javascript dùng để làm gì? JS hoạt động thế nào?

Mã JavaScript được thông dịch trực tiếp sang mã ngôn ngữ máy bằng chính công cụ JavaScript.

2.1 Đối với JavaScript bên máy khách (client-side)

Công cụ JavaScript được tích hợp sẵn bên trong phần lớn các trình duyệt web phổ biến hiện nay.

+ Trình duyệt tiến hành việc tải trang web khi có người truy cập.

+ Trình duyệt chuyển đổi trang web và tất cả những phần tử của nó (button, nhãn dán, hộp thả xuống,…) thành dạng cấu trúc dữ liệu được gọi tắt là DOM.

+ Công cụ JavaScript của trình duyệt tiến hành chuyển mã JavaScript sang mã byte.

+ Khi có sự kiện xuất hiện, ví dụ như thao tác  nhấp vào button, thì sẽ kích hoạt việc thực thi code block JavaScript liên kết.

+ Công cụ này còn diễn giải mã byte và tạo ra những thay đổi đối với DOM.

+ Trình duyệt hiển thị những DOM mới.

2.2 Đối với JavaScript bên máy chủ (server-side)

Công cụ này cũng nằm trực tiếp trên server, JavaScript của server-side có thể thực hiện:

+ Truy cập được cả hệ thống cơ sở dữ liệu.

+ Tiến hành những tính toán logic.

+ Phản hồi các sự kiện do hệ điều hành của server-side kích hoạt.

Javascript thường sẽ được nhúng vào một trang web
Javascript thường sẽ được nhúng trực tiếp vào một trang web

3. Những ưu – nhược điểm của ngôn ngữ JavaScript là gì?

3.1 Ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ JavaScript là gì?

Vậy ngôn ngữ JS này sở hữu những ưu điểm gì mà khiến cho nó trở thành yếu tố nòng cốt của một website, trở thành ngôn ngữ phát triển trang web phổ biến nhất thế giới?

3.1.1 Ít tương tác với server-side hơn

Bạn có thể dễ dàng xác thực đầu vào của người dùng trước khi gửi trang đến cho máy chủ. Điều này có thể tiết kiệm lưu lượng máy chủ, có nghĩa là ít phải tải hơn trên máy chủ.

3.1.2 Khả năng phản hồi cực nhanh

Khách truy cập đến trang web không cần phải chờ đợi quá lâu để tải lại trang bởi đã có thêm sự hỗ trợ của JavaScript.

3.1.3 Tạo nên những website giàu tính tương tác

Các giao diện gồm có HTML và CSS chỉ cung cấp cho người dùng những tính năng cơ bản nhất. Khi được kết hợp với JavaScript, người dùng sẽ được trải nghiệm nhiều phản ứng, kịch bản hấp dẫn đã được chuẩn bị trước.

3.1.4 Giao diện phong phú

Với khoảng hơn 90% trang web sử dụng JavaScript, các thư viện mã nguồn hỗ trợ JS cũng được xây dựng một cách phong phú và đa dạng hơn. Một số thư viện mã nguồn JS được nhắc đến nhiều nhất đó là:

+ Algolia Places: Thư viện hỗ trợ các form mẫu như: tên, ngày sinh, địa chỉ, nghề nghiệp, học vấn…

+ AOS – Animate On Scroll: Hỗ trợ cho các trải nghiệm chuyển động cuộn mượt mà.

+ Chart.js: Cung cấp mẫu biểu đồ với JS sẵn, bạn chỉ cần tích hợp vào hệ thống.

+ ReactJS: Là thư viện quan trọng và được nhiều lập trình viên lựa chọn để xây dựng giao diện người dùng dựa theo những UI đơn lẻ.

Javascript là ngôn ngữ lập trình dễ hiểu nhất
Javascript là một ngôn ngữ lập trình dễ hiểu nhất hiện nay

3.2 Hạn chế của JavaScript là gì?

Tuy sở hữu rất nhiều những ưu điểm, nhưng ngôn ngữ JavaScript vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm sau:

3.2.1 Dễ bị khai thác hoặc chèn mã độc

Khi phía máy người dùng truy cập không cho đọc và ghi tệp thì rất dễ bị khai thác và không đảm bảo tính an ninh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng khi đối tượng xấu gắn mã độc trên máy người dùng.

3.2.2 Hạn chế một số trình duyệt

Tuy hỗ trợ trên phần lớn các trình duyệt phổ biến nhưng trong quá trình hoạt động cũng vẫn xuất hiện một số trình duyệt không hỗ trợ JavaScript hoặc tại một vài trang website dùng JS để ngăn chặn thao tác từ người dùng, gây khó khăn khi duyệt web.

3.2.3 Hiển thị không giống nhau trên từng thiết bị

Cùng một mã nguồn JS được viết nhưng khi xuất hiện trên các trình duyệt khác nhau thì lại tạo ra hiển thị khác nhau, khiến các nhà lập trình cần tối ưu cho từng trình duyệt và thiết bị. Điều này có thể khiến website không đồng nhất.

JavaScript hạn chế về khả năng định dạng biến
JavaScript có nhược điểm về khả năng định dạng biến

4. Vậy Javascript có thể làm gì trong trang web?

Sau khi hiểu rõ Javascript là ngôn ngữ gì thì nhiều người băn khoăn không biết Javascript dùng để làm gì? Ngôn ngữ này thường được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc tham chiếu qua file .js. JavaScript là ngôn ngữ từ bên client nên script sẽ được tải về máy khách khi truy cập và được xử lý ngay tại đó. Thay vì phải tải về máy server và sau khi tiến hành xử lý xong mới phản hồi kết quả đến máy khách.

Hiện nay, các trình duyệt internet cũng hỗ trợ bạn tắt/ mở JavaScript một cách tiện ích. Lúc đó bạn có thể thấy được nếu một website không có JavaScript thì sẽ gặp tình trạng như thế nào? Từ đó bạn sẽ dễ dàng hình dung về Javascript làm được gì.

JS sẽ thực hiện từ phía client
JS sẽ thực hiện từ phía client thay vì phía server

5. Một số công cụ được sử dụng để phát triển JavaScript là gì

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng đám mây thì các IDE hỗ trợ để lệnh bằng JavaScript cũng tăng cao hơn. Khi so sánh với các trình soạn thảo văn bản khác thì lợi thế của việc sử dụng các IDE đám mây nằm ở khả năng chia sẻ những đoạn code cho đồng nghiệp dễ dàng. Dưới đây là các công cụ phát triển JavaScript cơ bản nhất.

5.1 Google Cloud Shell

Đây chính là một nền tảng tiện ích dành cho người dùng đang tìm một máy ảo mạnh mẽ, có khả năng truy cập tất cả các địa điểm và thời gian. Đặc biệt, nếu bạn đang sở hữu Chromebook thì nó sẽ là một sự lựa chọn đặc biệt hấp dẫn. Hiện nay, Google Cloud Shell cung cấp 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí.

5.2 Codetable

Đây là một IDE đơn giản, và những đoạn code do bạn tạo ra được thực thi trên máy chủ của nền tảng HackerEarth. Thông thường, đây là IDE xuất hiện nhiều trong các cuộc thi về lập trình do công ty tổ chức. Dù chỉ được trang bị các tính năng cơ bản, nhưng chúng sẽ là gợi ý hay dành cho những người mới bắt đầu.

5.3 JSFiddle

Đây là IDE được nhiều người lựa chọn bởi tính năng kiểm tra mã theo thời gian thực, đồng thời hỗ trợ đa ngôn ngữ. Bên cạnh các tính năng cơ bản, nó còn có khả năng báo lỗi qua GitHub hoặc thêm mã vào StackOverflow – trang hỏi đáp.

Tìm hiểu các công cụ để phát triển JavaScript
Tìm hiểu các công cụ được dùng để phát triển JavaScript

6. Hướng dẫn cách bật JavaScript trên Google Chrome

Sau khi biết Javascript để làm gì thì nhiều lập trình viên quan tâm đến việc bật công cụ này trên Chrome. Các bước triển khai khá đơn giản như sau:

– Bước 1: Truy cập đến trình duyệt Google Chrome của thiết bị – Sau đó tại góc trên bên phải bạn bấm chọn vào biểu tượng ba chấm – Chọn mục Cài đặt – Tiếp đến là Cài đặt trang web.

– Bước 2: Tìm đến mục JavaScript – Sua đó chọn vào mục Bật JavaScript bằng cách bấm vào thanh trượt. Như vậy là bạn đã bật xong tính năng JS trên Google Chrome.

Nhúng JS trên Google Chrome
Thực hiện cách nhúng JS trên Google Chrome

7. Tư vấn cách viết chương trình JavaScript đơn giản

Trước khi tiến hành viết chương trình JavaScript bạn cần thực hiện việc cài đặt phần mềm Notepad ++ hoặc các công cụ, phần mềm viết code tương tự khác.

Bước 1: Tạo ra một file index.html tại vị trí bất kì trên máy tính, miễn là có phần mở rộng là .html là được. Sau đó bạn viết đoạn mã theo hình ảnh sau đây:

Đoạn mã viết chương trình lập trình JS
Đoạn mã viết chương trình JS

Bước 2: Bây giờ bạn đã có thể thực hiện việc viết mã JavaScript khi click vào button có id=”clickme”.

Đoạn mã minh họa của JavaScript
Đoạn mã minh họa của ngôn ngữ JavaScript

Trên đây là những thông tin chi tiết để bạn biết được tìm hiểu về Javascript là gì hay Javascript làm được những gì. Từ chia sẻ của team Sáng Tạo có thể thấy việc ứng dụng JS vào thiết kế web mang đến nhiều lợi ích, cung cấp những giải pháp tốt nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Sáng Tạo Media để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nhé.

Nguyễn Thuỳ Trang

Nguyễn Thuỳ Trang

Tôi là Nguyễn Thuỳ Trang chuyên gia biên tập nội dung content với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nhiều năm về truyền thông đa phương tiện, content maketing nhiều lĩnh vực khác nhau: cây giống, làm đẹp, nội thất và mảng dịch vụ SEO, Ads… hy vọng những thông tin chia sẻ của mình sẽ giúp bạn có được những kiển thức hữu ích và chọn được những sản phẩm, thông tin hữu ích phù hợp với nhu cầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN