Hiện nay, có khá nhiều trang web bị google phạt do spam hay tìm cách thao túng kết quả tìm kiếm Google. Vậy cách kiểm tra website có bị Google phạt như thế nào, khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Website bị Google phạt là điều mà các doanh nghiệp vô cùng lo lắng lượng khách online đến từ công cụ tìm kiếm này chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn. Vậy kiểm tra website có bị Google phạt như thế nào? Làm thế nào để xây dựng website một cách chuyên nghiệp để tránh việc bị phạt?
Cùng Sáng Tạo Media tìm hiểu ngay những cách kiểm tra website có bị Google phạt đơn giản, hiệu quả được chia sẻ trong bài viết dưới đây để dễ dàng định hướng khắc phục cho các vấn đề này nhé.
1. Định nghĩa về Google Penalty
Trước khi tìm hiểu về kiểm tra website có bị Google phạt thì bạn cần hiểu Google penalty (hình phạt của Google) là gì trước nhé. Hình phạt của Google có thể khiến cho toàn bộ hoặc một phần website của bạn gặp vấn đề sau:

+ Bị đá bay khỏi bảng tìm kiếm của công cụ Google.
+ Rớt hạng tìm kiếm đột ngột trên SERPs.
Thường thì trường hợp thứ 2 xảy ra là do nền tảng Google phát hiện bạn đang spam, thao túng Google bằng bất kỳ hình thức nào. Ví dụ, việc giảm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm có thể do web hoặc một vài trang nào đó tối ưu hóa quá số lượng từ khóa…
2. Tại sao trang web bị nền tảng Google phạt?

Trang website của bạn đang hoạt động bị phạt khi nó đã vi phạm các nguyên tắc của Google quy định.
Những lần phạt của Google thường khá nhanh và nghiêm trọng. Một ngày bạn có thể thấy hàng loạt các từ khóa lên top, nhưng ngày hôm sau đã bay ra xa ngoài ‘vũ trụ”.
Trang web thường bị phạt sau những lần cập nhật thuật toán mới của nền tảng Google, bởi đó là lúc Google tăng cường thêm những biện pháp mạnh để kiểm soát các web không tốt hay lách luật.
3. Hướng dẫn cách kiểm tra website có bị Google phạt chi tiết nhất
Bạn có thể thấy rằng, việc bị Google xử phạt website sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình SEO và hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp. Do đó kiểm tra website có bị Google phạt là một công việc cần thiết đảm bảo cho web của bạn hoạt động trơn tru hơn.
Để đánh giá xem liệu trang web có bị phạt hay không, hãy sử dụng những công cụ kiểm tra Google Penalty sau đó tiến hành đầy đủ theo các hướng dẫn dưới đây:
3.1 Sử dụng Google Console
Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console và xem những thông báo và cảnh báo mà nền tảng Google đã gửi cho trang website của bạn. Google thường sẽ thông báo các vấn đề liên quan đến vi phạm chất lượng hay thay đổi hiệu suất trang web.
Bạn hãy kiểm tra phần “Coverage” để xem các trang có vấn đề về chỉ mục hay không thể chỉ mục. Nếu phát hiện có vấn đề thì có thể đây chính là dấu hiệu của Google Penalty.

3.2 Kiểm tra thứ hạng từ khóa
Một cách kiểm tra website có bị Google phạt khá đơn giản và hiệu quả chính là kiểm tra thứ hạng các từ khóa của web. Sử dụng công cụ theo dõi từ khóa SEO để đánh giá thứ hạng các key quan trọng xem có sự thay đổi nào hay không. Nếu có sự tụt hạng đáng kể, điều này có thể là dấu hiệu Penalty.
3.3 Kiểm tra các báo cáo liên kết
Để kiểm tra liên kết đến web, bạn có thể sử dụng những công cụ như Ahrefs, Moz hoặc Google Console. Những công cụ này sẽ hỗ trợ việc phân tích sâu hơn về liên kết đến website từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả các liên kết tự nhiên và không tự nhiên.
Nếu bạn phát hiện liên kết đáng ngờ hay có dấu hiệu spam, có thể website của bạn đang bị ảnh hưởng bởi Google Penalty vì Google cực kỳ không thích bài spam như vậy. Vậy nên, bạn hãy loại bỏ những liên kết này ngay nhé.
3.4 Kiểm tra tên miền trên ứng dụng Google
Bạn có thể kiểm tra tên miền của trang web trên Google bằng cách tìm kiếm nó trên các công cụ. Nếu tên miền không xuất hiện trong top 10 kết quả đầu tiên, có thể trang website đang bị Google phạt. Đây cũng chính là cách kiểm tra website có bị Google phạt khá đơn giản.
3.4 Kiểm tra traffic
Đừng quên kiểm tra cả lưu lượng truy cập hàng tháng để đánh giá xem web có đang duy trì lượng truy cập ổn định. Bạn có thể dùng Google Analytics hay những công cụ theo dõi lượng traffic để kiểm tra xem có sự biến đổi lớn nào về lưu lượng truy cập trang hay không. Nếu có sự giảm sút đáng kể mà không có lý do rõ ràng thì đây là dấu hiệu Google Penalty.

3.6 Kiểm tra thẻ Meta robots và file robots.txt
Xác minh xem thẻ Meta robots và file robots.txt trên trang website có chặn Google index URLs không. Nếu trang web bị chặn index hoặc NOINDEX, có thể dẫn đến việc Google Penalty.
3.7 Rà soát lại trong blacklist
Rà soát trong blacklist cũng là một cách để kiểm tra xem trang web có bị Google phạt không. Bạn có thể tham khảo đường link https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=tenmien này để kiểm tra nhé.
Bạn chỉ cần thay thế “tenmien” bằng tên miền trang website của bạn, sau đó nhấn Enter. Từ đây, bạn sẽ thấy một trang thông tin đánh giá sơ bộ về trạng thái an toàn của website. Nếu trang web không bị đưa vào blacklist, bạn sẽ thấy xuất hiện dòng chữ: “No unsafe content found”.
3.8 Kiểm tra hosting
Nếu hosting hết hạn hoặc dung lượng thấp, điều này có thể gây nên hiệu ứng tiêu cực cho trang website của bạn. Và vì không đủ tiêu chuẩn của Google yêu cầu cho nên Google có thể dành cho web chính là “đánh gậy” vào website. Vậy nên hãy kiểm tra thời hạn sử dụng và dung lượng của hosting mà bạn mua xem có hiệu lực không nhé.
3.9 Check trùng lặp nội dung
Google luôn đòi hỏi về sự sáng tạo và Unique trong từng bài viết, nếu cố ý sao chép nội dung của website khác, bài viết sẽ khó để index thành công, thậm chí còn bị Google phạt nếu độ Unique quá thấp.
Với cách kiểm tra website có bị Google phạt này, hãy thêm đuôi “&filter=o” vào cuối URLs của những bài viết ở website. Nếu bài viết xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, điều này chứng tỏ rằng trang web đang bị phạt do trùng lặp nội dung.

3.10 Kiểm tra Google PageRank
Bạn cũng có thể kiểm tra website bằng Google PageRank. Hãy thường xuyên kiểm tra Google PageRank của trang web bằng SEO Quake. Nếu thứ hạng Pagerank bị giảm đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của Google Penalty.
3.11 Đánh giá chỉ số index
Dùng cú pháp tìm kiếm “site:tendomain.com” trên Google để kiểm tra số lượng trang của website đã được chỉ mục. Nếu web bị mất index đột ngột trong số lượng trang được chỉ mục, có thể trang web đã bị Penalty.
3.12 Check liên kết của trang web
Xem xét những liên kết trên trang web và từ các web khác. Nếu trang web liên kết với bạn hoặc bạn liên kết đến web khác bị phạt, có thể trang web của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
4. Làm sao để tránh những hình phạt của Google
Một chiến lược SEO đúng đắn và khoa học ngay từ đầu sẽ giúp bạn có được được thứ hạng cao, đồng thời tránh những rắc rối không đáng có. Chúng ta có thể điểm qua những cách để tránh hình phạt của Google như sau:

+ Xem một cách cẩn thận những hướng dẫn của Google.
+ Kiểm tra tất cả những liên kết và nội dung của trang web một cách thường xuyên.
+ Theo dõi bản cập nhật Google để tránh những vấn đề mới.
+ Thực hiện lựa chọn hợp lý của các liên kết và quảng cáo.
+ Bảo mật kỹ càng cho trang web.
+ Chọn hosting lưu trữ web thích hợp.
+ Nếu trang web bị phạt, hãy sửa lại tất cả mọi vấn đề và gửi yêu cầu để Google đánh giá lại.
Những giải pháp được nhắc đến ở trên sẽ giúp trang website của bạn hoạt động một cách chính xác và hạn chế được các hình phạt của Google.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách kiểm tra website có bị Google phạt mà bạn nên nắm được. Hiện nay, việc xây dựng web để quảng bá thương hiệu và bán hàng đã trở nên thông dụng trong thời đại công nghệ 4.0 này. Để thiết kế website chất lượng, hoạt động ổn định, tránh bị Google “sờ gáy” thì bạn đừng quên tham khảo dịch vụ thiết kế và chăm sóc website của Sáng Tạo Media nhé.
Chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống web chất lượng, hoạt động hiệu quả nhất. Cần được tư vấn thêm thông tin nào khác hãy liên hệ đến hotline của Sáng Tạo Media nhé.